HOTLINE: +84 913.135.453

7 bước thoát chết khi xe mất phanh

Autopress.vn - Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi hoảng loạn khi xe không còn kiểm soát được tốc độ và mất khả năng điểu khiển xe. Tuy nhiên vẫn luôn có cơ hội để dừng hoặc giảm thiểu va chạm ít thương vong nhất, nếu tài xế nắm vững các nguyên tắc cơ bản để xử lý khi xe mất phanh.

Đừng hoảng sợ

Đây là điều kiện đầu tiên để xử lý mọi việc đúng cách, ít nhất thì dù sao bạn cũng đã trong tình huống nguy hiểm, điều xấu nhất và hoảng loạn cũng không giúp được gì. Một khi bạn phát hiện thấy phanh của ô tô bị trục trặc, đạp không có tác dụng. Đừng hoảng sợ, nếu không tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn đánh lái lung tung và kết quả là bạn đâm nhanh hơn. Hãy tận dụng từng giây còn có thể cứu vãn tình thế.

Cách làm đúng là phải giữ vững nguyên hướng lái như đang lái xe bình thường, làm chủ tay lái, không tự ý chuyển làn loạn hướng, Chú ý quan sát giao thông xung quanh, cố gắng giữ cho xe chạy ổn định theo các hướng trống nhất có thể, buông chân ga và cố gắng đạp nhồi liên tục chân phanh. Vì vài lí do hoàn toàn đường bơm thuỷ lực phanh lại hoạt động trở lại.

Báo hiệu cho xe khác

Bật ngay chức năng đèn nháy kép khẩn cấp của xe, để thu hút sự chú ý của các phương tiện xung quanh. Điều này rất quan trọng vì nó có thể thông báo rõ ràng cho những xe xung quanh rằng xe của bạn đang gặp tình trạng khẩn cấp. Bạn cũng nên dùng còi liên tục kéo dài gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ vẫy ra hiệu gọi người trợ giúp.

Về số thấp một cách từ từ 

Hãy nhả chân ga dỹ nhiên, cố gắng thực hiên về số thấp với cả xe số sàn lẫn số tự động để giảm tốc độ tối đa. Với xe số tự động việc về số thấp cũng đơn giản, hộp số luôn có chế độ số tay, chỉ cần gạt từ D sang các ký hiệu tuỳ loại xe là các nút số S/M/L đi kèm các lẫy +/- hoặc bước số 3/2/1. Tuy nhiên tránh về số quá nhanh, quá thấp ngay lập tức, vì nếu xe đang chạy ở tốc độ cao hay xuống dốc nhanh có thể vỡ hộp số gây mất kiểm soát hoàn toàn. Sự bình tĩnh rất cần thiết là ở lúc này, bạn cứ tuần tự về số thấp dần, cho máy ghì mạnh lại đến ngưỡng rồi lại về tiếp cho tới số 1 để xe gìm tối đa tốc độ.

Không bao giờ tắt động cơ

Đừng cố tắt động cơ, bởi nhiều xe hiện đại bây giờ bạn không thể tắt được máy khi đang chạy. Nguy hiểm hơn cả là khi máy tắt, hệ thống điện xe mất, cơ cấu lái mất trợ lực thậm chí khoá cứng, bạn không thể đánh lái điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, nếu động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe khoá cứng mất kiểm soát do lực quán tính tác động gây trượt văng xe.

Sử dụng phanh tay là cách tốt nhất

Dùng phanh tay là điều tốt nhất bạn có thể làm được để cứu mạng mà không quá khó khăn. Bạn nên nhớ cho dù phanh tay dạng cần cơ khí hay nút điện tử thì vẫn có tác dụng hãm xe như nhau. Khi thao tác cần lưu ý giữ vững thẳng lái, kéo mạnh cần phanh tay hoặc móc giữ nút phanh điện tử... phanh đều đủ lực, không kéo quá gắt hết tầm ngay lần đầu, có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trượt văng mất lái. Khi thấy xe có hiện tượng gìm gằn rung, cần nhả phanh tay nhanh (bấm nút cơ/buông móc) rồi lại kéo tiếp.. cho tới khi xe dừng được.

Sử dụng làn thoát hiểm khẩn cấp

Trên đường cao tốc, đặc biệt là một số đoạn xuống dốc dài ở khu vực miền núi, việc má phanh quá nóng và hỏng do phanh lâu là điều tương đối phổ biến, những đoạn này sẽ được trang bị làn thoát hiểm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Cố gắng đưa xe lao vào làn khẩn cấp để dừng được xe.

Tìm điểm có thể va chạm

Đừng cố hy vọng xe tự dừng, nếu không thể kịp làm được cách nào để hãm xe. Cách cuối cùng luôn chọn là Hãy tìm điểm "an toàn" để có thể cho xe va chạm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy, rãnh nước, ruộng, vách núi, thậm chí đuôi xe đi trước.. dù sao thì va vào các vật "mềm" nguy cơ thiệt hại nặng cũng bớt hơn.

Theo CNOTO

KÉO TIẾP ĐỂ XEM NỘI DUNG ...

Thoát