Lí do BYD quyết tâm mở rộng thị trường thế giới với tốc độ không tưởng
Thứ sáu 17/05/2024 08:22 GMT+7Sự trỗi dậy của BYD trong mảng xe điện và pin như một đối thủ trực diện đe dọa tới vị thế đứng đầu của Tesla. BYD phải đối mặt với các rào cản khắt khe liên quan tới Mỹ ngày càng gia tăng. Điều này khiến BYD buộc phải đẩy mạnh tối đa sức ảnh hưởng tại mọi khu vực còn lại. Họ đã có mặt ở nhiều quốc gia và đạt được những thành công về doanh số ngay lập tức, thường chỉ một năm sau khi thâm nhập thị trường.
Bên cạnh việc đã cắm rễ sâu vào một số thị trường lớn ở châu Âu như Anh, Pháp Đức.. tiếp tục mở rộng sang Nam Bắc Âu. BYD bắt đầu tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu xe điện sang các khu vực được xem là thân thiện hơn. Chiến lược này khá tương đồng với chính sách vành đai mở rộng của Bắc Kinh. Hiện tại, BYD đã có các nhà máy ở Thái Lan, Brazil, Indonesia, Hungary và Uzbekistan… thậm chí BYD cũng có nhà máy xe bus điện lớn nhất tại Mỹ. Bất chấp chính quyền Biden luôn đưa ra quan điểm lo ngại ô tô Trung Quốc có gây ra rủi ro an ninh quốc gia và tìm cách hạn chế các phương tiện này. Thực tế là tại Mỹ, doanh số bán xe Bus điện ngày càng chiếm tỉ lệ cao từ xe Trung Quốc.
BYD đang tiến nhanh vào các thị trường nước ngoài, bắt đầu từ Thái Lan. Theo dữ liệu từ Marklines, BYD đã vượt qua Toyota để giành vị trí dẫn đầu về doanh số bán xe du lịch tại Thái Lan, mặc dù chỉ một năm trước đó BYD mới bắt đầu là số 0 ở đây.
Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy ở Thái Lan sẽ phục vụ toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Theo dự đoán, thị trường ô tô điện trong khu vực sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân với doanh thu ít nhất 80 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ tới. Dữ liệu từ Counterpoint Research cho thấy, BYD đã chiếm hơn 1/3 thị trường Đông Nam Á vào năm ngoái. Năm 2023 BYD trở thành thương hiệu xe điện bán chạy nhất Thái Lan vào năm 2023 với 30.650 xe bán ra so với Tesla chỉ bán 8.206 xe. Toàn bộ Đông Nam Á, BYD đã bán được 70.000 ô tô điện vào năm ngoái, chiếm 35% thị phần vượt trên Tesla.
Một trong những lợi thế của BYD so với Tesla và nhiều hãng xe điện khác chính là nhờ họ có đa dạng cả xe hybrid và xe thuần điện. Đặc biệt xe Hybrid với nền tảng DM-I của BYD có quãng đường di chuyển dài nhất trên thị trường.
Theo các nhà phân tích, Đông Nam Á sẽ vẫn là thị trường nước ngoài mạnh nhất của BYD trong thời gian tới, khi hãng mới tuyên bố mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu ô tô lên 500.000 chiếc vào năm 2024.
BYD cũng đang đầu tư 1,3 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện ở Indonesia vào năm 2024. Năm nay, BYD cũng có kế hoạch xây nhà máy tại Việt Nam, mở thị trường tại đây. Đồng thời tăng đáng kể số lượng cửa hàng tại Singapore và Philippines.
Đối phó với rào cản từ Mỹ, BYD đang có các chính sách khéo léo tận dụng thị trường Trung và Nam Mỹ để gây ảnh hưởng. BYD đã có các hoạt động mở rộng rầm rộ sang Brazil và Mexico. Giám đốc điều hành châu Mỹ của BYD, Stella Li cho biết, công ty đang xem xét kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Mexico, là nơi họ bắt đầu bán nhiều ô tô điện hơn. BYD cũng đầu tư hệ thống giao thông công cộng, tầu điện cho Braxin. Đồng thời tăng lượng xuất khẩu và ra mắt các dòng xe mới nhất tại 2 quốc gia “sát sườn” Mỹ này gần đây.
“Nếu BYD xây dựng một nhà máy ở nước này, điều đó có thể biến nơi đây trở thành đầu cầu của châu Mỹ”, Bill Russo, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty tư vấn đầu tư Automobileity cho biết.
Việc có mặt tại khắp thị trường toàn cầu đối với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có vẻ như không còn chỉ là nhu cầu kinh doanh. Tạo sức ảnh hưởng, sự hiện diện trên toàn cầu, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm là điều tất yếu. Hợp tác với họ có lẽ tốt hơn là đối đầu.
Nguồn: Tin nội bộ liên quan đến hoạt động truyền thông Autopress.