Tranh cãi giảm phí trước bạ với xe nội: Cần phương án giải quyết công bằng
Thứ hai 11/05/2020 7:30 AM GMT+7Còn nhiều ý kiến trái chiều
Những ngày gần đây, thông tin về việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 được nhiều người quan tâm. Vấn đề này khi đặt ra còn có nhiều ý kiến trái chiều mà cụ thể là hai Bộ: Bộ Tài chính và Bộ Công Thương. Trong bản góp ý vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính không đồng tình với đề xuất giảm 50% phí trước bạ và ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nội địa.
Bộ này cho rằng: “Ý kiến này vi phạm cam kết về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết”.
Tuy nhiên, phản hồi sau đó, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm muốn giảm, giãn các loại phí, thuế này. Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giải thích thêm, đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, một số thành viên WTO, ASEAN cũng có các biện pháp trợ cấp tương tự và vẫn được duy trì mà không gặp nhiều phản ứng từ các quốc gia khác.
Ở góc độ người tiêu dùng, chia sẻ với Lao Động, anh Nguyễn Văn Tuấn (33 tuổi ở đường Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặt câu hỏi tại sao không giảm tất cả cho công bằng mà chỉ đề xuất giảm xe trong nước? Nên tính giảm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Thu ít thuế nhưng tăng số lượng còn hơn là đánh thuế cao để rồi không thu được thuế. Còn anh Nguyễn Thắng Quang (ở An Khánh, Hoài Đức) nói: “Tôi cũng đang có dự định mua xe ôtô, khi thấy đề xuất như vậy, bản thân tôi là người tiêu dùng thì tôi rất ủng hộ. Tiền mua xe cũng đi vay mượn nên giảm được tí nào hay tí đó”.
Ai được hưởng lợi?
Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng, phí trước bạ chẳng đáng là bao nếu so sánh giá trị cả chiếc ôtô. Người mua ôtô chủ yếu là dựa vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng, chứ không phải dựa vào phí trước bạ.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, để thị trường phục hồi như trước đại dịch sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không có những chính sách kích cầu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm nay hay gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt trong 6 tháng sẽ giúp kích cầu. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước đều ủng hộ đề xuất này. Họ cho rằng, hiện hầu hết doanh nghiệp phải tự thân vận động nên nếu có chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì rất cần thiết.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long ủng hộ đề xuất của Bộ Công Thương khi đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi mua ôtô. “Đó là đề xuất rất hợp lý, bởi Việt Nam không còn là nước nghèo nữa, nên việc mỗi người có thể sở hữu một chiếc ôtô là bình thường. Việc giảm thuế phí và đơn giản các thủ tục giấy tờ sẽ kích thích người mua xe và người sở hữu xe làm các thủ tục sang nhượng chuẩn chỉ, tiến tới quản lý xử phạt theo dữ liệu cá nhân sẽ đơn giản hơn”, ông Ngô Trí Long nói.
Trong khi đó PSG.TS Đinh Trọng Thịnh (chuyên gia về tài chính) nói với Lao Động rằng, giảm hay không giảm cũng phải công bằng. Ông nói, nếu chỉ giảm 50% phí trước bạ với xe lắp ráp, sản xuất trong nước, còn xe nhập khẩu thì vẫn giữ nguyên mức phí này vậy đã ổn chưa?. “Chúng ta nên công bằng trong vấn đề này”, ông nói. Cũng theo ông Thịnh, nếu đề xuất này được thông qua thì lập tức các doanh nghiệp nhập khẩu, các nước đối tác có thể đâm đơn kiện và như vậy không có lợi cho thị trường và các doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh này.
Vị chuyên gia này phân tích thêm việc giảm phí cũng chưa chắc đã kích thích người tiêu dùng tăng mua xe nhiều hơn. “Sau khi dịch đi qua, kinh tế phục hồi, lúc đó người dân có tiền, thu nhập trở lại thì họ mới nghĩ đến việc mua xe”, ông nói và cho biết thêm, giảm lệ phí là tốt nhưng thời điểm này nếu giảm thì sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước. Chính vì thế chúng ta vừa phải công bằng nhưng cũng phải cân bằng…
Các ý kiến góp ý đưa ra đều có lý giải và phân tích khác nhau. Các ý kiến đều được Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan được giao chủ trì xây dựng Nghị quyết tháo gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp nhận...
Theo Lao động
Những ngày gần đây, thông tin về việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 được nhiều người quan tâm. Vấn đề này khi đặt ra còn có nhiều ý kiến trái chiều mà cụ thể là hai Bộ: Bộ Tài chính và Bộ Công Thương. Trong bản góp ý vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính không đồng tình với đề xuất giảm 50% phí trước bạ và ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nội địa.
Bộ này cho rằng: “Ý kiến này vi phạm cam kết về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết”.
Tuy nhiên, phản hồi sau đó, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm muốn giảm, giãn các loại phí, thuế này. Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giải thích thêm, đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, một số thành viên WTO, ASEAN cũng có các biện pháp trợ cấp tương tự và vẫn được duy trì mà không gặp nhiều phản ứng từ các quốc gia khác.
Ở góc độ người tiêu dùng, chia sẻ với Lao Động, anh Nguyễn Văn Tuấn (33 tuổi ở đường Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặt câu hỏi tại sao không giảm tất cả cho công bằng mà chỉ đề xuất giảm xe trong nước? Nên tính giảm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Thu ít thuế nhưng tăng số lượng còn hơn là đánh thuế cao để rồi không thu được thuế. Còn anh Nguyễn Thắng Quang (ở An Khánh, Hoài Đức) nói: “Tôi cũng đang có dự định mua xe ôtô, khi thấy đề xuất như vậy, bản thân tôi là người tiêu dùng thì tôi rất ủng hộ. Tiền mua xe cũng đi vay mượn nên giảm được tí nào hay tí đó”.
Ai được hưởng lợi?
Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng, phí trước bạ chẳng đáng là bao nếu so sánh giá trị cả chiếc ôtô. Người mua ôtô chủ yếu là dựa vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng, chứ không phải dựa vào phí trước bạ.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, để thị trường phục hồi như trước đại dịch sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không có những chính sách kích cầu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm nay hay gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt trong 6 tháng sẽ giúp kích cầu. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước đều ủng hộ đề xuất này. Họ cho rằng, hiện hầu hết doanh nghiệp phải tự thân vận động nên nếu có chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì rất cần thiết.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long ủng hộ đề xuất của Bộ Công Thương khi đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi mua ôtô. “Đó là đề xuất rất hợp lý, bởi Việt Nam không còn là nước nghèo nữa, nên việc mỗi người có thể sở hữu một chiếc ôtô là bình thường. Việc giảm thuế phí và đơn giản các thủ tục giấy tờ sẽ kích thích người mua xe và người sở hữu xe làm các thủ tục sang nhượng chuẩn chỉ, tiến tới quản lý xử phạt theo dữ liệu cá nhân sẽ đơn giản hơn”, ông Ngô Trí Long nói.
Trong khi đó PSG.TS Đinh Trọng Thịnh (chuyên gia về tài chính) nói với Lao Động rằng, giảm hay không giảm cũng phải công bằng. Ông nói, nếu chỉ giảm 50% phí trước bạ với xe lắp ráp, sản xuất trong nước, còn xe nhập khẩu thì vẫn giữ nguyên mức phí này vậy đã ổn chưa?. “Chúng ta nên công bằng trong vấn đề này”, ông nói. Cũng theo ông Thịnh, nếu đề xuất này được thông qua thì lập tức các doanh nghiệp nhập khẩu, các nước đối tác có thể đâm đơn kiện và như vậy không có lợi cho thị trường và các doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh này.
Vị chuyên gia này phân tích thêm việc giảm phí cũng chưa chắc đã kích thích người tiêu dùng tăng mua xe nhiều hơn. “Sau khi dịch đi qua, kinh tế phục hồi, lúc đó người dân có tiền, thu nhập trở lại thì họ mới nghĩ đến việc mua xe”, ông nói và cho biết thêm, giảm lệ phí là tốt nhưng thời điểm này nếu giảm thì sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước. Chính vì thế chúng ta vừa phải công bằng nhưng cũng phải cân bằng…
Các ý kiến góp ý đưa ra đều có lý giải và phân tích khác nhau. Các ý kiến đều được Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan được giao chủ trì xây dựng Nghị quyết tháo gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp nhận...
Theo Lao Động