GENBETA xe đua điện do Formula E và SABIC hợp tác thiết lập Kỷ Lục Guiness Thế Giới™ về tốc độ
Thứ năm 03/08/2023 11:38 GMT+7Hai tay đua vô địch thế giới của giải đua ABB FIA Công thức E là Jake Hughes (Đội đua NEOM McLaren Formula E) và Lucas di Grassi (Đội đua Mahindra) đã đưa chiếc xe GENBETA đạt tới tốc độ tối đa dựa trên dạng thức Duals của vòng loại cuộc đua Công thức E.
Jake Hughes đã lập kỷ lục thế giới mới với vận tốc tối đa đạt 218,71km/h. Chiếc xe là một phần của dự án đổi mới và phát triển GENBETA, hướng tới mục tiêu khám phá vật liệu và công nghệ mới cho xe điện và xe đường trường trong tương lai.
Với nền tảng chuyên môn phát triển ứng dụng và khoa học vật liệu, SABIC đã hỗ trợ thiết kế và phát triển một số bộ phân cải tiến của chiếc xe GENBETA dựa trên nguyên mẫu GEN3. Điều này đã góp phần tạo nên chiếc xe điện nhanh nhất, nhẹ nhất, mạnh mẽ và hiệu quả nhất, từ đó củng cố khát vọng của công ty trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu sang điện hóa và trung hòa carbon.
Vai trò của SABIC trong chương trình GENBETA và cải tiến xe là một phần của thỏa thuận đối tác đổi mới sáng tạo giữa công ty và giải đua xe chạy điện đầu tiên trên thế giới - FIA World Championship.
Những loại vật liệu được SABIC tích hợp vào các bộ phận của xe GENBETA là loại nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật cao, cho phép tự do thiết kế nhờ tính chất định hình tự nhiên vượt trội so với hầu hết các loại vật liệu khác. Các loại nhựa nhiệt dẻo này có thể giúp nâng cao tính khí động học của ô tô, góp phần vào hiệu suất tăng tốc và tốc độ của ô tô.
Các ứng dụng liên quan bao gồm:
Cánh con rìa trước: Những bộ phận này được tạo ra bằng phương pháp sản xuất đắp lớp hoặc quy trình in 3D, còn được biết đến là công nghệ chế tạo bằng sợi nóng chảy, được gắn vào các điểm cực bên ngoài của cánh gió trước của xe. Đây là bộ phận giúp chuyển hướng luồng không khí quanh bánh trước nhằm giúp giảm lực cản không khí, đồng thời góp phần tạo nên lực ép xuống mặt đường và tăng độ ổn định của xe.
Các bộ phận khí động học trên bánh xe – Những bộ phận này được sản xuất thông qua quy trình ép phun bằng nhựa nhiệt dẻo tái chế cơ học trong danh mục vật liệu bền vững TRUCIRCLE™ của SABIC và được gắn trên vành bánh xe theo kiểu hình nan hoa hướng tâm, nhằm tối ưu hóa luồng không khí và giảm lực cản khí động học, giúp xe đạt hiệu suất tăng tốc và tốc độ cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao hiệu quả tổng thể của xe và hỗ trợ làm mát hệ thống phanh, cải thiện khả năng phanh của xe.
Tấm chắn gió: Bộ phận trong suốt được làm từ một tấm nhựa dẻo có lớp phủ, sản xuất thông qua quy trình đúc ép sử dụng vật liệu tái tạo sinh học, có hàm lượng carbon thấp trong danh mục vật liệu TRUCIRCLE™. Bộ phận này được gắn vào trước buồng lái, phía trước người lái, và giúp tối ưu hóa luồng không khí để giảm lực cản, góp phần vào việc cải thiện hiệu suất tốc độ của xe.
SABIC sử dụng những sản phẩm nằm trong danh mục nhựa nhiệt dẻo đang tiếp tục được mở rộng trong quá trình hợp tác với Formula E và các đối tác. Danh mục này được phát triển thông qua các nền tảng giải pháp riêng biệt cho điện khí hóa (BLUEHERO™) và nền kinh tế tuần hoàn (TRUCIRCLE).
Lần đầu tiên được công bố với tư cách là Đối tác Chính và Đối tác Đổi mới của loạt giải đua xe điện vào năm 2022, SABIC dự định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Formula E để phát triển các giải pháp tiên tiến, góp phần thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong công nghệ xe điện và các sáng kiến bền vững trên toàn hệ sinh thái và hệ thống vận hành của bộ môn thể thao này.
SABIC cũng là nhà tài trợ chính cho vòng 7 và 8 Berlin E-Prix diễn ra vào ngày 22 và 23 tháng 4 trong khuôn khổ giải đua ABB FIA Formula E World Championship năm 2022 và 2023. Việc tài trợ cho các cuộc thi phần nào cho thấy vai trò quan trong của SABIC với tư cách Đối tác chính và Đối tác đổi mới sáng tạo với Formula E, giải đấu đầu tiên trên thế giới dành cho xe điện, đồng thời cũng là môn thể thao đầu tiên được chứng nhận có tổng lượng khí thải carbon bằng không kể từ khi bắt đầu thành lập.
Nguồn: tin nội bộ liên quan đến hoạt động truyền thông Autopress