HOTLINE: +84 913.135.453

Các vị trí ngồi trên xe ô tô: 'Ăn trông nồi, ngồi trông hướng'

Autopress.vn - Ông bà ta thường có câu "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" nhằm nhắc nhở về cách ứng xử và quan sát các tình huống trong cuộc sống.

Khi mà xe ô tô đã khá phổ biến trong đời sống mỗi ngày của người Việt thì các kinh nghiệm sử dụng và ứng xử sao cho phù hợp với loại phương tiện có phần "sang chảnh" này cũng cần được "nâng cấp". Sự khác biệt cơ bản nhất giữa ô tô và xe máy là phương tiện có hai và bốn bánh thì ai cũng biết và cách xe máy và ô tô hiển nhiên cũng khác nhau. Nhưng ngồi xe ô tô sao cho đúng thì không phải ai cũng biết rõ, nhất là khi xe máy vẫn là một phương tiện đã ăn sâu và tiềm thức người Việt. 

Đối với vị trí tài xế với đặc trưng gắn liền với chiếc vô-lăng thì đã quá rõ ràng và các vị trí khác mới là nơi cần bàn đến. Ví dụ như trên xe sedan và các loại xe có hai hàng ghế với bốn hoặc năm chỗ ngồi ngồi, hàng ghế tài xế và phụ đương nhiên sẽ dành cho nhân viên, còn hàng phía sau đặc biệt là bên phụ là nơi dành cho người quan trọng hoặc "sếp". Vị trí phía sau bên phụ là nơi xuống xe an toàn nhất vì nằm sát lề đường (các tài xế chuyên nghiệp sẽ phải bước xuống xe vòng qua để mở cửa). 

Trên các dòng sedan hạng sang, vị trí phía sau bên phụ còn được cung cấp "quyền lực" để điều khiển ghế phía trước của mình để tạo nên không gian thoải mái nhất hay thậm chí gấp lại để tạo thành một chiếc ghế nằm (vị trí tài xế được ưu tiên không tuỳ chỉnh từ phía sau do đảm bảo sự rộng rãi cho người cầm lái). Một tình huống khác là khi nhân vật quan trọng hay "sếp" cao hứng muốn tự mình cầm lái thì người/nhân viên đi cùng nên dồn lên hàng ghế trên hoặc tránh ngồi vào ghế sau bên phụ để thể hiện sự tôn trọng (không tính trong trường hợp nhiều người đi cùng). Trong trường hợp xe ô tô sử dụng cho mục đích gia đình, vợ/chồng sẽ nên ngồi hàng ghế tài xế và bạn bè hay con cái sẽ ngồi phía sau. 

Vũ Nam 

Theo CNOTO

KÉO TIẾP ĐỂ XEM NỘI DUNG ...

Thoát